Xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt

2022-01-06 17:19:18 202

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp bền vững để loại bỏ các thành phần có hại trong nước thải trước khi được đưa ra môi trường tự nhiên. Ngày nay, ngày càng có nhiều khu đô thị, nhà máy, khách sạn, khu dân cư mới,… cần lắp đặt hệ thống này.

Điều này cho thấy, nhu cầu và hiểu biết xã hội đã ngày càng tăng lên. Con người không chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên mà cũng đã chuyển hướng tới bảo vệ môi trường.

  1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt loại bỏ những chỉ số ô nhiễm nào?

Các thông số ô nhiễm chính là cơ sở để đánh giá nước thải đã đạt yêu cầu ra môi trường hay chưa. Chính vì vậy, cần hiểu rõ những thông số này để xây dựng và vận hành hệ thống tốt hơn. Qua đó chúng ta sẽ biết được những chất độc hại nào sẽ được loại bỏ khi sử dụng những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chất lượng tốt.

Đây cũng là các thông số có trong Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT mà cơ sở cần đáp ứng:

Nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa (hay còn gọi là BOD). Là lượng oxy hòa tan cần thiết cho các sinh vật hiếu khí phá vỡ các chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn. Nồng độ BOD cao cho thấy nồng độ cao các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.

BOD càng cao có thể làm cạn kiệt oxy cần thiết cho các sinh vật thủy sinh sống, dẫn đến tảo nở hoa, chết cá. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt sẽ làm giảm nồng độ BOD này đến mức cho phép.

Nhu cầu Oxy hóa học (COD)

COD là chỉ số biểu thị lượng Oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ. Lượng BOD/COD càng cao thì nước thải càng ô nhiễm và khó xử lý. Nước thải chưa được xử lý đi tới các ao hồ, kênh rạch sẽ gây tình trạng thiếu oxy đối với các loại tôm, cá, thuỷ sinh,…

Cùng với đó, nếu ô nhiễm quá lớn có thể dẫn tới tình trạng phân huỷ yếm khí. Quá trình làm phát sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối và giảm lượng pH của môi trường.

 

Loại bỏ Nitrat và photphat

Nếu lượng lớn Nitrat hoặc Photphat không được loại bỏ có thể làm tăng BOD. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của tảo và thực vật phù du.

Điều này có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, gây chết các sinh vật. Chúng có thể xâm nhập vào dòng nước thải bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó có chất thải của con người, động vật, rửa thực phẩm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu.

Ngăn cản vi khuẩn, virus, loại bỏ các mầm bệnh

Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn, virus, nấm hoặc bất kỳ vi sinh vật nào có thể có trong nước thải. Các tác nhân này có thể dẫn đến tất cả các vấn đề sức khỏe không thể lường trước.

Nguy cơ lây lan bệnh như dịch tả, kiết lỵ, nhiễm khuẩn Salmonella, viêm gan A, ngộ độc và nhiễm Giardia cho con người và động vật là rất lớn. Con người có thể nhiễm mầm bệnh, bằng cách ăn những thực phẩm gần nguồn nước ô nhiễm, bị ngấm các chất ô nhiễm từ trong đất. Các hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ loại trừ các mối nguy hại nói trên.

Tổng chất rắn lơ lửng

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải bao gồm vật liệu rắn hữu cơ và vô cơ lơ lửng. TSS có thể làm giảm nồng độ oxy trong môi trường nước. Chúng gây ra mùi hôi và làm tắc nghẽn đường ống và máy móc.

Lọc bỏ các hóa chất tổng hợp

Khi thuốc trừ sâu và các hóa chất khác được sử dụng và thải vào môi trường, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các sinh vật sống khác. Một số hóa chất phổ biến được tìm thấy trong nước thải bao gồm diethylstilbestrol, Dioxin, PCB, DDT và các loại thuốc trừ sâu…

Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải còn có thể loại bỏ nhiều chỉ số ô nhiễm khác như nhiệt độ, pH, dầu mỡ… Nước sau khi xử lý không còn bốc mùi hôi thối, có dạng khá trong trước khi thải ra môi trường.

 

 

  1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Để dự án được hoàn thiện với chất lượng tốt nhất, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt qua các bước sau:

(1) Khảo sát, lấy mẫu phân tích xác định thành phần nước thải.

(2) Khảo sát mặt bằng hiện trạng, hố thu gom nước thải.

(3) Lập quy trình sơ đồ công nghệ phù hợp với nguồn nước thải, dự toán chi phí gửi chủ đầu tư.

(4) Tiến hành lắp đặt, thi công hệ thống trên hiện trường.

(5) Vận hành thử trước khi bàn giao tới khách hàng.

Về cơ bản, quy trình của các cách xử lý nước thải sinh hoạt gồm những bước cơ bản sau:

Bể thu gom

Nước thải sinh hoạt phát sinh tại các nguồn khác nhau được thu gom bằng đường ống về bể thu.

Tại bể thu gom, rác thải thô được tách ra bằng thiết bị tách rác tự động hoặc vợt tách rác. Rác thô được thu gom định kỳ để tránh hiện tượng tắc nghẽn. Quá trình này giúp bảo vệ máy bơm và hiệu quả xử lý của cả công trình.

Bể tách mỡ

Với cấu tạo chuyên biệt, nước thải sẽ bị phân tách làm 3 lớp:

  • Lớp nhẹ nổi trên bề mặt bao gồm: dầu, mỡ, rác, bọt xốp…
  • Lớp trung gian ở giữa có thành phần chính là nước thải tương đối đồng nhất.
  • Lớp cặn lắng dưới đáy bao gồm: bùn, đất, cát…

Lớp nhẹ nổi bên trên, cũng như lớp cặn lắng dưới đáy sẽ được hút bỏ định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Nước thu được sau đó tự chảy sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hệ thống khuấy trộn. Nước thải được trộn lẫn đồng đều các thành phần BOD, COD, pH, N, P,…

Hạn chế sự biến thiên nồng độ các chất ô nhiễm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả cho xử lý sinh học phía sau. Tại đó, các vi sinh vật cần những điều kiện đặc thù để phát triển và sinh sôi. Quá kiềm hoặc axit có thể khiến chúng bị chết và làm mất hiệu quả xử lý chung của hệ thống.

Hơn nữa, giảm nước thải ô nhiễm đi vào sẽ hạn chế ăn mòn các thiết bị kim loại như đường ống, máy bơm.

Bể thiếu khí

Trong nước thải có chứa hợp chất Nitơ và Photpho. Những hợp chất này cần phải được loại bỏ tại bể anoxic – bể thiếu khí. Ở điều kiện này, bể được lắp đặt thêm hệ thống máy khuấy chìm để tránh tình trạng kỵ khí và bốc mùi. Hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển, xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Bể sinh học MBBR

Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí như: seudomonas Denitrificans, Baccillus Licheniforms. Chúng sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ.

Giá thể sinh học MBBR được thêm vào giúp xúc tác, đẩy nhanh hiệu quả xử lý so với công nghệ hiếu khí truyền thống. Các màng sinh học được thả trôi nổi ở trong bể giúp vi sinh có điều kiện tiếp xúc với oxy nhiều hơn, phát triển nhanh, xử lý tốt hơn.

Bể lắng

Sau đó, hỗn hợp nước và vi sinh (vi sinh bị bong ra từ bề mặt vật liệu màng vi sinh) đi qua bể lắng, nhằm tách bỏ bùn ra khỏi nước. Toàn bộ vi sinh được lắng và thu gom về bể chứa bùn. Nước trong sau được thu gom sang bể khử trùng.

Bể khử trùng

Bể này có nhiệm vụ xử lý vi khuẩn còn sót lại trong nước thải đã làm trong. Hóa chất Clo hoặc Ozone được thêm vào nước. Sau đó sẽ tiếp tục chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực hoặc vào bể chứa để tái sử dụng.

Bể chứa bùn

Bùn ở bể lắng, bể điều hòa sẽ được chuyển về bể chứa bùn và sẽ được hút bỏ định kì bằng xe chuyên dụng.

đô thị. Điển hình nhất chính là sông Tô lịch, ngoài ra còn có nhiều ô hồ nhỏ cũng bị ô nhiễm tương tự.

Điều này gây nên những tác động tiêu cực đến đời sống, sức khỏe, chất lượng môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm… Ý thức bảo vệ môi trường yếu kém của từng cá nhân và tổ chức có thể gây ra những hậu quả khó thể khắc phục.

Để giải quyết triệt để vấn đề này chúng ta cần có giải pháp xử lý tận gốc nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, xây dựng được một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải khu chung cư của từng cơ sở kinh doanh, hay lớn hơn ở cấp độ thành phố là rất cần thiết. Chỉ có như vậy mới chấm dứt được ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

  1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường Đại Nam

Công ty Cổ phần Môi trường Đại Nam tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Chúng tôi tiến hành khảo sát cẩn thận và thiết kế hệ thống phù hợp với điều kiện mặt bằng các các tiêu chí riêng của cơ sở.

Mục tiêu mọi dự án chúng tôi hướng tới là tiết kiệm chi phí – chất lượng đảm bảo – bền vững theo thời gian.

Với mô hình hệ thống được xây dựng cẩn thận đúng quy trình xử lý nước thải sinh hoạt, chúng tôi tin rằng nước thải sinh hoạt trên khắp đất nước sẽ được xử lý một cách trọn vẹn. Nếu quý vị đang quan tâm tới mô hình này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

Các yêu cầu về thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn tại Toàn Á đạt tiêu chuẩn đầu ra QCVN 14:2008/BTNMT đảm bảo:

  • Vận hành tự động, chi phí vận hành thấp.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.
  • Cam kết hiệu quả xử lý nước thải cao.
  • Tuổi thọ của hệ thống bền vững theo thời gian.
  • Dễ dàng thay thế khi có hỏng hóc.

Với mong muốn thay đổi chất lượng cuộc sống cho thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Công ty chúng tôi là đơn vị xây dựng và chuyển giao công nghệ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Đây chính là giải pháp cho môi trường xanh – sạch – đẹp, nguồn nước thải có lợi cho thiên nhiên và cả con người.

 

Bình luận:

Về chúng tôi

Chúng tôi là một nhóm các chuyên gia tư vấn có trình độ và kinh nghiệm, có khả năng và cam kết cung cấp công việc chất lượng cao cho tất cả khách hàng.

footer-logo

Facebook